Parse error: syntax error, unexpected T_FUNCTION in /var/www/vhosts/vtb.com.vn/httpdocs/index.php(9) : eval()'d code on line 38
.: VTB :.
Tiếng Việt | English Trang chủ | Hỗ trợ khách hàng | Liên hệ | Sơ đồ website | Tuyển dụng | Diễn đàn
 
  Trang chủ Giới thiệu chung Sản Phẩm Tin tức sự kiện Thông tin cổ đông Phân phối - Bảo hành Tuyển dụng
| Tin tức sự kiện | Tin hoạt động xã hội | Tin khuyến mãi | Tin công nghệ mới 
Trang chủ » Tin tức sự kiện » Tin công nghệ mới    
Hướng đi nào cho CNTT Việt Nam?
Hội thảo Quốc gia về CNTT Việt Nam 2009 diễn ra tại Hà Nội ngày 26/11 cung cấp bức tranh tương đối tổng thể về tình hình phát triển CNTT Việt Nam trong năm qua.
Hiện trạng ngành

Theo báo cáo của Bộ Thông tin & Truyền thông (TTTT), tốc độ tăng trưởng bình quân của CNTT-TT Việt Nam trong 10 năm qua đạt khoảng 20-25%, gần gấp 3 lần tốc độ phát triển kinh tế. Năm 2008, doanh thu toàn ngành đạt 5,2 tỷ USD. Ước tính, năm 2009, tốc độ tăng trưởng CNTT Việt Nam đạt 20%, tổng doanh thu toàn ngành đạt 6,26 tỷ USD. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đánh giá đây là “Con số rất đáng trân trọng”.

Tại Việt Nam, công nghiệp điện tử và phần cứng máy tính đang chiếm tỷ trọng lớn, khoảng hơn 70% tỷ trọng toàn ngành. Năm 2008, doanh thu của ngành này đạt khoảng 4,1 tỷ USD. Ước tính doanh thu năm 2009 đạt khoảng 4,68 tỷ USD, tăng 15% so với 2008. Đây cũng là ngành luôn nằm trong top 10 ngành công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao của cả nước. Năm 2008, doanh thu xuất khẩu đạt trên 2,7 tỷ USD, đứng thứ 7. 10 tháng đầu năm 2009, kim ngạch đạt gần 2,3 tỷ USD và dự kiến hết năm nay sẽ đạt 3 tỷ USD. Tuy các con số của ngành phần cứng là khá lạc quan, nhưng theo đánh giá của ông Nguyễn Trọng Đường, quyền Vụ trưởng Vụ CNTT, bộ TTTT thì đây là lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp, tỷ suất lợi nhuận ít hơn so với ngành công nghiệp phần mềm và nội dung số.

Báo cáo của Bộ TTTT cho thấy doanh thu của ngành phần mềm năm 2008 đạt khoảng 680 triệu USD, chiếm 13% tỷ trọng toàn ngành, trong đó, 470 triệu USD từ thị trường nội địa và 210 triệu USD từ thị trường xuất khẩu. Khoảng 57.000 lao động làm việc tại hơn 1.000 công ty phần mềm. Năm 2009, ước tính doanh số ngành phần mềm đạt khoảng 880 triệu USD. Như vậy, tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng mức độ tăng trưởng chung của ngành phần mềm luôn cao, khoảng 30-35%/năm. Với mức tăng trưởng này theo ông Đường dự đoán thì có khả năng mục tiêu doanh số của ngành phần mềm và dịch vụ năm 2010 đạt 800 triệu USD (đã đề ra theo QĐ 50/2007/QĐ-TTg) sẽ hoàn thành trước thời hạn.

Kết quả nghiên cứu mới nhất của hãng AT. Kearney (công ty tư vấn Mỹ) thì Việt Nam là quốc gia gia tăng hạng nhanh nhất trong bảng xếp hạng các quốc gia hấp hẫn về gia công phần mềm (từ vị trí 19 năm 2007 lên vị trí 10 năm 2008). Hà Nội và TP.HCM được xếp vào danh sách các thành phố có sức hấp dẫn nhất về đầu tư công nghiệp phần mềm với vị trí lần lượt là thứ 10 (HN), và thứ 5 (TP.HCM) trong số 50 thành phố ở các nước đang phát triển.

Lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng ấn tượng nhất trong năm qua là lĩnh vực công nghiệp nội dung số và dịch vụ trực tuyến. Tốc độ tăng trưởng trong những năm qua luôn đạt mức 55%/năm, kể cả trong giai đoạn suy thoái 2008, 2009. Báo cáo của Bộ TTTT cho thấy năm 2008, lĩnh vực này có doanh thu khoảng 440 triệu USD, tăng 57% so với 2007. Hiện có hơn 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, thu hút gần 33.000 lao động. Ước tính năm 2009, doanh thu của ngành này đạt khoảng 700 triệu USD. Doanh thu từ các dịch vụ nội dung trên mạng di động cao hơn so với các dịch vụ nội dung trên mạng Internet và thương mại điện tử.

 Đào tạo: thiếu lực đẩy và kéo
Phó thủ tướng cho biết Chính Phủ sẽ có chương trình hỗ trợ 10-15 doanh nghiệp CNTT Việt Nam hoạt động lâu năm, có thương hiệu tốt nhất vươn ra thị trường quốc tế trong vài năm tới.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đặc biệt trăn trở với vấn đề đào tạo nguồn nhân lực CNTT. Thừa nhận về việc đào tạo CNTT chưa đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp, Phó Thủ tướng nhận định: đào tạo trình độ cao ở một nước có trình độ công nghệ thấp thì khó mà đáp ứng được. Để phát triển đào tạo cần xuất phát từ hai hướng: hoặc do lực kéo của cầu hoặc do lực đẩy của cung. Hiện cả hai hướng này Việt Nam đều ở “thế bí”. Đa số doanh nghiệp trong nước chưa đủ sức kéo ngành đào tạo đi lên. Trong khi thực tế Việt Nam lại chưa đủ năng lực mạnh về nghiên cứu CNTT nên cũng khó tạo ra những lực đẩy cần thiết cho đào tạo.

Phó Thủ tướng tiết lộ hiện có 5 doanh nghiệp hàng đầu về CNTT thế giới là IBM, Intel, Microsoft, Oracle, Google đang rất muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển nhân lực. Ông cho biết, về nguyên tắc các tập đoàn này đang đồng ý với đề nghị của phía Chính Phủ Việt Nam là sẽ tìm thêm đối tác Việt Nam để hình thành nên liên doanh chuyên đào tạo nhân lực theo đơn hàng của các doanh nghiệp CNTT. 

Trước đó, tại buổi góp ý cho dự thảo “Đề án tăng tốc sớm đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về CNTT” của Hội đồng Chính sách KH-CN Quốc gia diễn ra tại Hà Nội ngày 25/11, các chuyên gia đều cho rằng đào tạo nhân lực và công nghiệp phần mềm cần xác định là một trụ cột quan trọng cần được tập trung đầu tư trong thời gian tới. Theo đó, gói hỗ trợ cho phát triển nhân lực từ nay đến 2020 cần khoảng 1.800 - 3.600 tỷ đồng (khoảng 1-2 tỷ USD) trong tổng kinh phí dự kiến chi cho đề án này khoảng 144 ngàn tỷ đồng.

Hướng đi nào cho Việt Nam?

Trong mấy ngày qua, giới CNTT Việt Nam đã chứng kiến liên tiếp các cuộc hội thảo CNTT tầm quốc gia bàn về chiến lược phát triển của ngành này. Vấn đề được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách mong muốn tìm ra là: Đâu là hướng đi tối ưu cho CNTT Việt Nam? Nếu căn cứ theo tỷ trọng thì phần cứng hơn hẳn phần mềm và dịch vụ. Nhưng nếu căn cứ theo mức độ tăng trưởng thì phần mềm và dịch vụ lại có ưu thế hơn nhiều. Ông Phạm Tấn Công, tổng thư ký VINASA chia sẻ: nếu chúng ta không xác định đâu là thế mạnh của CNTT thì sẽ rất khó trở thành một quốc gia mạnh về lĩnh vực này. Cụ thể, theo ông Công, ta cần so sánh trên bức tranh tổng thể chung với các nước khác cũng như so với chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam trong tương lai. Thế mạnh về con người và phát triển phần mềm của Việt Nam đã được bạn bè quốc tế đánh giá cao và khẳng định.

Trước tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của lĩnh vực nội dung số, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng đề nghị Bộ TTTT cần đặc biệt nghiên cứu và phân tích kỹ về triển vọng của ngành này trong thời gian tới. Nếu tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp nội dung số và dịch vụ trên mạng duy trì được mức 50% như hiện nay thì sau 2 năm, ngành này sẽ vượt doanh số của ngành công nghiệp phần mềm. Theo Phó Thủ tướng, nên hướng tới mục tiêu đưa lĩnh vực này xuất khẩu đồng thời tạo cạnh tranh trong nước tốt hơn nữa.

Ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TTTT đã đưa ra những con số về xu hướng dịch chuyển từ công nghiệp sản xuất sang công nghiệp dịch vụ của thế giới. Theo đó, ở các nước phát triển, công nghiệp dịch vụ đóng góp 72% GDP, tại các nước phát triển là 68% GDP. Ông Tuyên cho rằng, thị trường dịch vụ trên nền CNTT (ITES) trong các ngành khác có tiềm năng rất lớn cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhiều quốc gia và tập đoàn đa quốc gia về CNTT đang có xu hướng chuyển dịch từ sản xuất phần cứng, phần mềm sang cung ứng dịch vụ CNTT như Ấn Độ chiếm 50%, IBM chiếm 70% doanh thu từ dịch vụ. Trung Quốc cũng đang xác định công nghiệp dịch vụ CNTT và phần mềm là lĩnh vực mũi nhọn. Các lĩnh vực dịch vụ CNTT mà Trung Quốc phát triển là: bảo trì, triển khai, hỗ trợ phần cứng/phần mềm; đào tạo CNTT; tư vấn và tích hợp CNTT; tư vấn và thuê gia công quy trình nghiệp vụ BPO…

Thu Hiền (Theo PC World)
Tin công nghệ mới
Laptop 3G chuẩn bị “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam (07/12/09)
Thị trường hàng điện tử tiêu dùng năm 2009: Ba xu hướng tiên phong (07/12/09)
ICTF’08: Những kế hoạch mới của ngành tài chính (26/09/08)
Giải thưởng ICT đầu tiên của bộ TTTT (26/09/08)
Netbook được thương mại hóa mạnh mẽ tại Việt Nam (09/09/08)
ECS tung ra bo mạch chủ G43T-WM (09/09/08)
CommunicAsia 2008 và Nokia Connection 2008: “Công nghiệp” nội dung lên ngôi (09/09/08)
ĐTDĐ tại Việt Nam: Hai xu hướng tích cực (09/09/08)
Triển khai dịch vụ DongA Mobile Banking (19/04/08)
PQI tung ra USB có thiết kế đẹp (19/04/08)
Hỗ trợ khách hàng
Bảo Hành
Trung tâm bảo hành
Hướng dẫn sử dụng
Lỗi và cách khắc phục
Tải ứng dụng, logo
List bài hát Karaoke
Bảo hành trực tuyến

 
Trang chủ | Giới thiệu chung | Sản Phẩm | Tin tức sự kiện | Thông tin cổ đông | Phân phối - Bảo hành | Yêu cầu bài hát | Liên hệ Hỗ trợ khách hàng | Diễn đàn | Điều Khoản sử dụng | Quyền riêng tư